PHONG CÁCH TỐI GIẢN MINIMALISM HAY ĐƠN GIẢN SIMPLISM

Phong cách thiết kế tối giản (minimalism) là một trong những xu hướng thiết kế hiện đại được ưa chuộng hiện nay, đặc biệt với những gia đình trẻ. Cùng khám phá vẻ đẹp mà phong cách này mang lại thông qua bài viết dưới đây.

Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo, không phải ý kiến chuyên gia:

Thiết kế nhà theo phong cách tối giản (Minimalism) hướng đến giá trị của không gian, tạo lập không gian chiết khúc, hướng đến sự cô động, tràn ngập ánh sáng và sự thoáng đãng. Chính không gian làm nên cảm xúc chứ không phải đồ đạc hay trang trí. Tức là giảm thiểu những chi tiết rườm rà, cầu kỳ, chỉ hướng tới những yếu tố thiết yếu như ánh sáng, hình thức, chất liệu của vật dụng. Tạo nên một tổng thể hài hòa, gọn gàng và thoáng đãng. Minimalism hướng đến giá trị của không gian, tạo lập không gian chiết khúc, hướng đến sự cô động, tràn ngập ánh sáng và sự thoáng đãng. Chính không gian làm nên cảm xúc chứ không phải đồ đạc hay trang trí.

Còn về thiết kế nhà theo phong cách đơn giản (simplism) là khuynh hướng đơn giản hoá các vấn đề trong cuộc sống. Người theo khuynh hướng này theo đuổi một cuộc sống giản đơn, sắp xếp và cân bằng mọi thứ xung quanh bằng cách đơn giản hoá mọi thứ, không đặc biệt liên quan đến việc có lựa chọn sở hữu ít hay nhiều.

>>> Có thể bạn quan tâm: THIẾT KẾ BIỆT THỰ TỐI GIẢN

Đặc điểm của phong cách thiết kế tối giản:

Mặc dù chịu ảnh hưởng từ rất nhiều quốc gia tại khu vực Bắc Mỹ, châu Mỹ, châu Á,… và ở mỗi nơi lại có những biến tấu riêng biệt, nhưng phong cách thiết kế tối giản (Minimalism)  vẫn tuân theo một số đặc điểm cơ bản dưới đây:

1. Tổng thể không gian ” Less is more – Ít là nhiều”

“Less is more” là câu châm ngôn nổi tiếng của một trong những kiến trúc sư có ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ XX – Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969) – được biết đến là người đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nên phong cách tối giản. Phong cách thiết kế Minimalism được xây dựng xung quanh triết lý “Less is more” và chịu ảnh hưởng rất lớn từ phong cách thiết kế nội thất Nhật Bản: đơn giản hóa nhiều thành phần như đường nét, kiểu dáng hay các chi tiết trang trí. Với cách trang trí này, bạn sẽ có được một mặt bằng tổng thể thống nhất, chặt chẽ về bố cục và giữ lại được không gian kiến trúc đẹp, sạch sẽ, thông thoáng. 

Đối với những căn hộ có diện tích nhỏ hẹp, việc thiết kế phòng khách, phòng bếp, đặc biệt là thiết kế phòng ngủ theo phong cách tối giản (Minimalism) kết hợp với việc sử dụng đồ dùng có nhiều tính năng sẽ góp phần tối ưu hóa không gian sống, tránh tạo cảm giác chật chội, bí bách.

Nhà Thầu Vàng
Nhà Thầu Vàng

2. Những mảng màu tỷ lệ

Không chỉ tối giản trong số lượng vật dụng và chi tiết trang trí, phong cách tối giản còn còn giảm thiểu về việc sử dụng màu sắc. Thay vì kết hợp nhiều màu sắc khác nhau với tone màu ấm, nóng, thiết kế căn hộ phong cách tối giản (Minimalism)  thường chỉ sử dụng 2-3 màu sắc cho cùng một phối cảnh, với tỉ lệ 60% màu chủ đạo, 30% màu trung gian, và 10% màu nhấn.

Hơn nữa, gam màu được sử dụng thường là những màu lạnh, trung tính, khi kết hợp với những đường nét đơn giản sẽ tạo nên một tổng thể tinh tế và trang nhã.

Nhà Thầu Vàng
Nhà Thầu Vàng

3. Sử dụng ánh sáng để tạo ra sự nhấn mạnh

Trong kiến trúc tối giản (Minimalism), ánh sáng là yếu tố thẩm mỹ thông qua thị giác nên chúng đóng một vai trò rất quan trọng, đặc biệt là ánh sáng tự nhiên. Việc sử dụng ánh sáng tự nhiên qua hiệu ứng bóng đổ vào đồ dùng nội thất góp phần tôn lên hình dáng, đường nét và những thành phần trang trí trong ngôi nhà.

Sử dụng rèm cửa, bình phong, tán cây là những cách thông dụng nhất để lấy ánh sáng tự nhiên. Đối với ánh sáng nhân tạo, cần chọn lựa kỹ lưỡng hệ thống đèn chiếu với hiệu ứng, màu sắc và hình dáng sao cho phù hợp với tổng thể không gian.

Nhà Thầu Vàng
Nhà Thầu Vàng

4. Hạn chế sử dụng các đồ nội thất

Các món đồ nội thất được tiết chế một cách tối đa, chỉ giữ lại những vật dụng cơ bản và thiết yếu. Những đồ dùng như bàn, ghế, tủ, bếp cũng được thiết kế đơn giản, không rườm rà, đề cao sự hòa hợp với tổng thể không gian thiết kế tối giản.

Tuy có sự hạn chế về số lượng nhưng những đồ dùng nội thất được chọn lọc với nhiều công năng tích hợp trong một sản phẩm, cung cấp đầy đủ chức năng và đáp ứng tất cả nhu cầu cần thiết.

Nhà Thầu Vàng
Nhà Thầu Vàng

5. Vật liệu trong phong cách tối giản

Vật liệu sử dụng cho phong cách tối giản (Minimalism) thường có đặc điểm là đơn sắc, bề mặt trơn nhẵn, ít chi tiết trang trí và chất liệu thường được sử dụng là gỗ, đá nhân tạo,…

Nhà Thầu Vàng
Nhà Thầu Vàng

6. Thể hiện được phong cách sống của chủ nhân một cách rõ nét

“Cái đẹp của phong cách, của sự hài hoà, của sự duyên dáng và nhịp nhàng phụ thuộc vào sự đơn giản” câu nói của Platon luôn đúng trong mọi trường hợp, đặc biệt là đối với khía cạnh trang trí nội thất.

Tối giản không chỉ là một xu hướng thiết kế mà nó còn thể hiện một phần phong cách sống, cá tính của chủ nhân. Thay vì chạy theo những điều xa hoa, cầu kỳ, phức tạp. Con người hiện đại dần tìm về những giá trị đơn giản để góp phần xoa dịu sự tấp nập, xô bồ, với guồng quay và áp lực của công việc, cuộc sống.

Nhà Thầu Vàng
Nhà Thầu Vàng

Hy vọng bài viết trên đã giúp Quý khách hàng hiểu hơn về phong cách thiết kế tối giản (Minimalism)  cũng như những đặc điểm chính của lối thiết kế này.

Công Ty Cổ Phần Nhà Thầu Vàng
VỮNG NIỀM TIN – XÂY TỔ ẤM
Trụ sở: Số 19 Đường 24A, Phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP.HCM.
Văn phòng đại diện: 130 D2 Shophouse Rivera Waterpoint

Fanpage: https://www.facebook.com/nhathauvangvietnam
Hotline: 0364 848 868
Website: www.nhathauvang.com